Vi phạm bản quyền phần mềm là gì? Quy định xử phạt vi phạm bản quyền

Vi phạm bản quyền phần mềm là hành vi sử dụng lậu, trái phép các phần mềm đã được bảo vệ bởi luật bản quyền. Vậy vi phạm bản quyền có sao không? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về hành vi vi phạm bản quyền phần mềm, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm bản quyền phần mềm và các biện pháp hạn chế vi phạm bản quyền? Xem ngay bài viết dưới đây để biết chi tiết nhất.

 

Bản quyền phần mềm và vi phạm bản quyền phần mềm
Hành vi vi phạm bản quyền phần mềm đang xảy ra phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “Bản quyền phần mềm” nhưng hiểu một cách chung nhất bản quyền phần mềm là “quyền được sử dụng phần mềm một cách hợp pháp”.

Vi phạm bản quyền phần mềm được hiểu là hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp, hành vi này cũng được xem như là “Sao chép phần mềm trái phép”.

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền phần mềm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phần mềm máy tính thuộc danh mục các tác phẩm được bảo hộ tự động không cần phải đăng ký. Song thực tế ở nước ta hiện nay đa số các phần mềm đang được sử dụng lại là các phần mềm không có bản quyền.


Các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm phổ biến
Mua bán, sử dụng nhiều phần mềm không có bản quyền;
Bản sao phần mềm được tạo ra một cách trái phép;
Tạo ra phần mềm phái sinh một cách trái phép;
Giả mạo tên hoặc chiếm đoạt, mạo danh quyền tác giả phần mềm;
Vô hiệu hóa trái phép một sản phẩm được gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả.
Gỡ bỏ hoặc tự ý thay đổi các thông tin một cách trái phép quyền quản lý phần mềm mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
Quy định mức xử phạt vi phạm bản quyền phần mềm
Quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của CP quy định về việc xử phạt VPHC về quyền tác giả thì  hành vi vi phạm bản quyền phần mềm được xử lý như sau:

Đối với những hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của phần mềm:
Phạt tiền từ 3.000.000đ – 5.000.000đ đối với việc tự ý thực hiện việc cắt xén, sửa chữa phần mềm gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả;
Phạt tiền từ 5.000.000đ – 10.000.000đ nếu có các hành vi xuyên tạc gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả phần mềm.
Phải thực hiện khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Buộc gỡ bỏ các bản sao phần mềm vi phạm trên môi trường Internet, môi trường điện tử.
Tiêu hủy các tang vật vi phạm;
Xử phạt từ 15.000.000đ – 35.000.000đ đối với những hành vi xâm phạm quyền sao chép phần mềm:
Sao chép không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả của phần mềm.
Buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:
Buộc gỡ bỏ phần mềm vi phạm.
Tịch thu, tiêu hủy phần mềm đã thực hiện sao chép.
Các biện pháp hạn chế vi phạm bản quyền
Một số biện pháp có thể hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền:

Các nhà sản xuất phần mềm nên có những chính sách ưu đãi, giá cả phù hợp với sức mua của người dân;
Nhà nước nên có các kế hoạch nhằm phát triển các phần mềm sử dụng mã nguồn mở và có chất lượng có thể ứng dụng rộng rãi;
Đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm để lấy đó làm căn cứ bảo vệ quyền tác giả của minh đối với phần mềm khi xảy ra tranh chấp.
Giá bản quyền phần mềm đối với người dân Việt Nam vẫn là khá cao. Nhưng trên thực tế bạn vẫn có nhiều lựa chọn khác nhau để phù hợp với túi tiền của mình. Hãy hạn chế tối đa việc sử dụng phần mềm lậu tránh những hậu quả không đáng có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *